Bước vào sân trường Tiểu học Nghĩa Tân, ngăm nhìn cảnh quan, khuôn viên ngôi trường, tôi bỗng thấy lòng mình xao xuyên, bầng khuâng… Khang trang, quy cú, xanh sạch đẹp – căm nhận đầu tiên ấy khiến tôi nghĩ ngay răng: “Chủ nhân” của ngôi trường phải là một người yêu nghề hết mực, thương trò hết lòng.
Thật vui khi suy nghĩ ấy của tôi không sai. Nhà giáo Lê Thị Thanh Thủy – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Tân là một người như vậy.
“Nhìn vào mắt trẻ để làm việc” – Lời tâm sự ấy của nhà giáo Lê Thị Thanh Thủy khiến tôi cảm động. Không phải vì giọng nói truyền cảm của chị, mà chính là vì điều ây được khởi nguôn từ lòng yêu trẻ, từ sự yêu nghề, gắn với sự nghiệp trồng người chị đã theo đuổi, đã cống hiến hết mình suốt ba chục năm qua. Từ những năm tháng còn trực tiếp đứng trên bục giảng cho tới khi làm công tác quản lý, bao giờ cô giáo Lê Thị Thanh Thủy cũng coi học trò là trung tâm; tất cả vì các con, cho các con như chị vẫn nói.
Dạy học cũng là một nghề. Nhưng đó là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, như xã hội đã tôn vinh. Người thầy, nếu thiếu lòng yêu nghề, thiếu tình cảm yêu thương con trẻ thì không thể thực sự thành công được trong sự nghiệp trồng người.
Theo chị Thủy, thành công của nhà giáo trong nghề dạy học phải là giao dục, đào tạo ra được những con người vừa có học thức, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, để khi các em trưởng thành sẽ là những công dân yêu nước thương nòi và có đủ năng lực cống hiến cho sự nghiệp dựng xây đất nước.
Ba mươi năm cũng là dài so với một đời người, so với sự nghiệp của mỗi cá nhân. Đối với nhà giáo Lê Thị Thanh Thủy, đó là quãng đời ắp đầy công việc, vất vả gian nan không ít, nhưng thật sự hạnh phúc với nghề. Không phải không có những lúc cuọc sông bê bộn nôi lo toan; cả những khi căng thẳng, mệt môi ra roi…. Nhưng, chính những lúc ấy chị lại nghĩ đến học trò của mình, đến mái trường nơi mình gắn bó bao năm; để rồi những stress cũng qua đi và sự thanh thản lại trở về. Đó cũng là nghị lực, là sức mạnh nội tâm ở chị. Lòng yêu nghề và tình yêu trẻ đã giúp chị “đọc” được anh mat hoc tro. Tu nhung anh mat do, chi co the hieu duac cac con đang thiếu cái gì, đang vui vì cái gì… để bổ sung cái thiếu và giữ ổn định hoặc phát huy điều khiến trẻ được vui. Cái Tâm và cái Tầm như vậy của chị Thủy trong sự nghiệp trồng người thật đáng trân trọng, đáng quý biết bao!
Sinh ra trong một gia đình nhà giáo (ông, mẹ và nhiều người khác nữa trong gia đình chị là nhà giáo), lại sẵn cái tính “trời cho”, ngay từ lúc nhỏ Lê Thị Thanh Thủy đã mê thích được làm cô giáo. Trò chơi cô thích thích nhất và cũng “thực hành” nhiều nhất chính là trò làm cô giáo. Phải chăng đó là cái “duyên” mà số phận đã trao cho chị? Để khi lớn lên, khát vọng ấy đã trở thành hiện thực như một lẽ tự nhiên ở Lê Thị Thanh Thủy. Vì thế mà ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, thách thức nhất của nghề, chị vẫn không bao giờ nghĩ rằng “mình chọn sai nghề. Đúng là yêu nghề thì Nghề sẽ yêu mình – người đời vẫn nói vậy, chị Thủy đã làm vậy và thực tế cũng minh chứng như vậy. Được phân công về Trường Tiểu học Nghĩa Tân từ năm học 2006 – 2007 trên cương vị Hiệu trưởng, bằng nhiệt huyết cháy bỏng và những kinh nghiệm đã tích lũy được từ trước đó, nhà giáo Lê Thị Thanh Thủy đã từng bước tạo nên “bản sắc” riêng của một ngôi trường; mà điều tâm đắc nhất, tự hào nhất, trân trọng nhất chính là Làm thật, đánh giá thật để cho ra Chất lượng thật trong Dạy và Học. Hoàn toàn không dễ gì làm được như vậy nếu ở người “cầm lái” thiếu quyết tâm, thiếu ý chí và lòng yêu nghề chưa đủ lớn. Trên thực tế, dưới sự điều hành đầy tâm huyết và trách nhiệm của nhà giáo Thanh Thủy, trường Tiểu học Nghĩa Tân đã thực sự là một khối đoàn kết, một tập thể cùng vì mục tiêu chung là xây dựng trường ngày một vững mạnh hơn, tất cả vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp trồng người cao cả. Gần 3.000 học sinh đang học tập ở đây là minh chứng sinh động về uy tín của nhà trường. Có lẽ cũng là quá tải, nhưng với những nhà giảo của trường, đó lại là niềm vui, vì họ hiểu rằng các bậc phụ huynh đã tin tưởng, đã yêu mến ngôi trường này với những thầy cô giáo luôn hết lòng chăm lo cho con em họ. Ngược lại, các thầy cô giáo trường Tiểu học Nghĩa Tân không cho phép mình được phụ lòng tin quý báu đó.
Trong sâu thẳm lòng mình, chị Thủy vẫn thường nghĩ rằng, những học trò bé bỏng kia chẳng khác gì những đứa con đẻ của mình. Niềm vui là ở đó, nỗi buồn cũng là ở đó. Tình yêu ở đó, sự nghiệp của chị cũng ở đó. Chị cùng các đồng nghiệp của mình dưới mái trường Nghĩa Tân đã và đang làm tất cả những gì có thể làm được để dành cho các con những điều kiện tốt nhất có thể, để các con học tốt, rèn luyện tốt. Nhà giáo Lê Thị Thanh Thủy luôn nhớ tới lời dạy của Bác Hồ: Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt. Và, lời Bác dạy các thế hệ học sinh: Non sông đất nước ta có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ ở công học tập của các cháu… Học Bác, làm theo Bác là phải cố gắng làm tốt từ những công việc rất bình thường hàng ngày – Chị Thủy nghĩ vậy. Bởi lẽ, sự thành công không thể có được nếu không hoàn thành tốt công việc thường ngày, nếu chỉ ngồi đó mà chờ những công việc lớn lao mới… làm.

Hoàn thành nhiệm vụ đã là tốt. Nhưng hoàn thành nhiệm vụ bằng cái Tâm, cái Tình không lúc nào vơi cạn của mình lại càng quý giá hơn. Khi ngồi trò chuyện với chị Thủy về công việc, tôi đã cảm nhận được từ trong mắt chị sự lung linh của chữ Tâm, của Hoàn thành nhiệm vụ đã là tốt. Nhưng hoàn thành nhiệm vụ bằng cái Tâm, cái Tình không lúc nào vơi cạn của mình lại càng quý giá hơn. Khi ngồi trò chuyện với chị Thủy về công việc, tôi đã cảm nhận được từ trong mắt chị sự lung linh của chữ Tâm, của Tình người thắm đượm yêu thương dành cho con trẻ. Vì thế mà khi ở trương, ở lớp, nếu thấy bất cứ điều gì khác thường ở học sinh, chị đều để tâm tìm hiểu và giải quyết. Trong sâu thằm long mình, chị luôn tự nhủ: mình làm tốt công việc “trồng người” cũng là để đức cho con. Như thế đủ hiểu chị Thủy yêu học trò như thế nào! Hai con của chị đều chăm ngoan: con gái lớn đã tốt nghiệp Đại học, đi làm và có gia đình; con trai đang là sinh viên Đại học Kiến trúc… Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc để chị yên tâm cống hiến và làm tốt “việc nước”. Cho đến giờ, nhiều học sinh cũ của chị đã trưởng thành ở những cương vị công tác khác nhau, nhưng vân không quên cô giáo cũ của mình – cô Thủy. Tình thay trò gan bo chinh là niềm hạnh phúc lớn của mỗi người thầy như nhà giáo Lê Thị Thanh Thủy. Hãy khoan nói về những yếu tố mang tính khách quan. Nội lực (yếu tố chủ quan) bao giờ cũng có vai trò quan trọng đầu tiên trong hành trình thực hiện khát vọng ở mỗi con người. Để có được mọt chút thành công hôm nay (như chị Thủy vẫn nói một cách khiêm tôn), khởi nguồn từ lòng yêu nghề và tình yêu trẻ, nha giáo Lê Thị Thanh Thủy đã không quản gian khó, nhọc lòng, ham học hỏi, chịu khó đúc rút và chia sẻ kinh nghiệm với các đông nghiệp; đồng thời luôn gương mẫu trong mọi việc, tạo được niềm tin và sự yêu mến của mọi cán bộ giáo viên trong trường. Cũng chính từ sự gương mẫu của bản thân mà chị đã khơi dậy được tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tình cảm thương yêu học trò trong mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường. Trao đổi với chúng tôi, Hiệu trưởng Lê Thị Thanh Thủy cho rằng, trong giáo dục, tạo được môi trường sư phạm tốt là điều rất quan trọng. Môi trường ấy không phải chỉ là cảnh quan, là sự khang trang, bề thế của ngôi trường tạo nên hưng phấn đến trường của thầy và trò; mà quan trọng hơn nữa chính là tình người, tình đồng nghiệp găn bó, sẻ chia, thương yêu, đùm bọc, giúp nhau chân thành để cùng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Theo đó, chị đã cùng đồng nghiệp tạo cho trường luôn có được bầu không khí của Đại gia đình; giúp mọi người không chí yên tâm công tác mà còn găn bó thực sự với
Trường, với nghề để làm tốt hơn nhiệm vụ trông người cao cả.
Trường, với nghề để làm tốt hơn nhiệm vụ trông người cao cả.
Theo mạch nguồn ấm nóng ấy của tình người, hàng năm trường Tiểu học Nghĩa Tân đều tổ chức buổi gặp mặt gia đình cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường – vợ (chồng), con cái… tất cả đến với nhau, giao lưu, chia sẻ với nhau mọi điều để hiểu và thông cảm với nhau hơn; rồi cùng vui với nhau một bữa cơm thân tình. Chị Thủy tâm sự rằng, đó là một cuộc gặp mặt đặc biệt mà ai cũng cảm động, cũng mừng vui – Mấy trăm con người đến với nhau, cho dù nghề nghiệp khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, suy nghĩ cũng có chỗ khác nhau, nhưng cùng lấy sự nghiệp trồng người làm căn cốt, không vui, không cảm động sao được. Có lẽ cũng không có mấy trường tạo dựng được một “truyền thống” đẹp như ở Tiểu học Nghĩa Tân. Và, hiệu trưởng Lê Thị Thanh Thủy chính là người để xuất và tổ chức chương trình gặp gỡ hàng năm đầy ý nghĩa đó.
Thật cũng khó kể cho đầy đủ được những suy nghĩ, những việc làm hết lòng và giàu chất trí tuệ của Hiệu trưởng Lê Thị Thanh Thủy trong sự nghiệp trồng người mà chị say mê. Năm 1983 chị bước vào nghề, 12 năm sau – 1995 – chị được đề bạt cương vị Phó hiệu trưởng và từ năm học 2002 – 2003 chị được đề bạt Hiệu trưởng. Biết bao năm tháng trăn trở với nghề; bao nhiêu đêm mất ngủ vì học trò, vì sự phát triển của một ngôi trường; khó khăn, thử thách đủ cả; để hôm nay nhà giáo Lê Thị Thanh Thủy, dẫu còn nhiều việc phải làm, cần làm, nhưng đã có thể thanh thản, có thể tự hào với những nỗ lực và thành quả đạt được cho đến nay…
Những tấm Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Giáo dục – Đào tạo, của các cấp, Ngành và các danh hiệu cao quý khác mà chị được trao, như những đóa hoa tươi thắm, ngát hương ghi nhận cống hiến của chị; động viên, khích lệ chị phấn đấu nhiều hơn nữa vì các thế hệ tương lai của quê hương đất nước – các thế hệ học trò thân yêu của chị và của các thầy cô giáo Trường Tiểu học Nghĩa Tân
ĐẶNG ĐÌNH CHẤN
Bình luận của bạn