Cặp vợ chồng Doanh nhân, Nhà khoa học tuổi Dần – Cả đời bình dị với chữ Nhân

Người tuổi Dần thường có những đặc điểm tính cách thiện chí, uy mãnh, uy quyền, may mắn, họ luôn tạo dựng cho mình cuộc sống khá sôi động với trọn vẹn đam mê, sẵn sàng mạo hiểm, không e sợ rủi ro.

Đối với những việc cần quyết định, họ quyết nhanh chóng, mạnh mẽ, cương nghị, thể hiện tâm thế thẳng thắn, công tâm…Đây chính là điểm thôi thúc họ hành động và hành động liên tục trong cuộc đời và sự nghiệp, vì vậy họ luôn đạt được những thành công xuất chúng mà nhiều người phải kính phục.

Nhân dịp đầu xuân Nhâm Dần 2022, phóng viên (PV) có cuộc trò chuyện với một cặp vợ chồng, họ là hai nhà Khoa học, Quản lý, hai Doanh nhân thành đạt của xứ Thanh. Đó là Tiến sĩ Lê Xuân Thảo và Tiến sĩ Lê Bích Thắng.

Tiến sĩ Lê Xuân Thảo, hiện là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam, Uỷ viên Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam,  Phó chủ tịch thường trực Hội Đồng hương Thanh Hoá tại Hà Nội, Đồng thời, ông là Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư Du lịch Hải Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Quỹ hỗ trợ Sáng tạoViệt Nam Vifotec (Qũy Vifotec) và vợ ông Tiến sĩ Lê Bích Thắng hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư Du lịch Hải Tiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân nữ tỉnh Thanh Hoá, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Hoằng Hoá, Uỷ viên BCH Hội Bảo vệ tài nguyên môi trường Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá…

tm-img-alt

Vợ chồng doanh nhân, nhà khoa họcTS Lê Xuân Thảovà TS. Lê Bích Thắng

PV: Được biết anh chị là cặp vợ chồng đều sinh năm Canh Dần 1950, lớn lên trên vùng đất khoa bảng huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, đã thành công trên nhiều lĩnh vực. Anh, chị có thể giới thiệu đôi nét vềmình?

Tiến sĩ Lê Xuân Thảo:Tôi được sinh ra trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống cách mạng, cụ nội tôi từng là Suất đội thuỷ binh Triều Đình Huế. Khi phong trào Cần Vương nổi lên, cụ hưởng ứng gia nhập phong trào Cần Vương và là thủ lĩnh của nghĩa quân Tổng Ngọc Chuế trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình, cụ được cử làm Chánh Đề đốc nghĩa quân. Ông nội tôi là Lê Xuân Tiên, đỗ Tú tài Hán Học và sau đó đỗ thêm hai khoa tiếp theo, nên gia đình đượcTriều đình Huế sắc phong là “Hàn Lâm Thị Tộc”. Bố tôi Lê Xuân Lan từng là Phó Bí thư Huyện Ủy, Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện Hoằng Hóa từ năm 1950 – 1954. Vì vậy, từ cấp I đến cấp III tôi đều là học sinh học tại huyện Hoằng Hoá, chúng tôi đều là học sinh xuất sắc. Năm 1968, tôi được Nhà nước tuyển chọn đi du học tại Liên Xô.

Tôi theo học ngành chế tạo Tua-bin khí (một chuyên ngành sản xuất máy bay của Đại học Bách khoa Kharkov). Còn nhà tôi học ngành địa chất, khoa Địa hoá học thuộc trường Đại học Tổng hợp Tashkent Uzbekistan. Sau 7 năm học tập, chúng tôi đều tốt nghiệp bằng ưu tú trở về nước. Tôi được phân công về giảng dạy tại Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng, nhà tôi nhận nhiệm vụ công tác tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Và sau khi về nghỉ chế độ chúng tôi trở về quê hương và phát triển biển Hải Tiến từ vùng biển hoang sơ thành Khu du lịch Hải Tiến nổi tiếng như bây giờ.

PV: Ngay khi về nước, chị Lê Bích Thắng đã được giao đảm nhiệm những phần việc đặc biệt khó khăn, vậy sức mạnh nào đã cho chị nghị lực để đề xuất, góp phần thực hiện những dự án, công trình chống huỷ hoại môi trường nổi tiếng?

Tiến sĩ Lê Bích Thắng: Ngay từ nhỏ tôi luôn là học sinh xuất sắc của trường, và được bầu làm Phó Bí thư đoàn trường. Trong thời gian chiến tranh phá hoại miền Bắc, khi đó mới 15 tuổi tôi đã tham gia cùng các lực lượng vũ trang nhân dân trong vùng, vác những thùng đạn nặng tới 58 cân giải nguy cho kho vũ khí tại ga Nghĩa Trang và cứu thương cho các chiến sĩ bị thương trên chiến trường. Do có nhiều thành tích dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu nên tôi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1967 khi chưa đầy 17 tuổi. Tốt nghiệp xong lớp 10, tôi được cử đi tu nghiệp tại Liên Bang Xô Viết, tôi luôn nỗ lực trong học tập nên có kết quả xuất sắc và là đảng viên gương mẫu.

Tháng 7/1974, tôi tốt nghiệp về nước, tháng 8/1974 được phân công công tác tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ, trước diễn biến phức tạp của môi trường Việt Nam,với chức năng nhiệm vụ của mình, tôi đã cùng đội ngũ cán bộ của Vụ Điều tra cơ bản của Ủy ban Khoa học Nhà nước xây dựng và bảo vệ thành công Luật bảo vệ môi trường, kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi nhiều thảm hoạ môi trường gây ra tiêu biểu như: Vụ xả thải của công ty VEDAN ra sông Thị Vải ở tỉnh Đồng Nai, buộc công ty VEDAN phải đền bù thiệt hại gây ô nhiễm môi trường cho nhân dân 17 tỷ đồng. Tiếp đó là xây dựng và đề xuất thực hiện thành công Chỉ thị 406 về cấm đốt pháo ở Việt Nam đã ngăn ngừa được nhiều vụ việc chết người, gây thương tật và ô nhiễm môi trường do pháo gây ra;đề xuấtvà thực thi đền bù chiến tranh do chất độc hoá học Da cam Dioxincủa Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, gây nên tổn thất  nhiều thế hệ cho con người Việt Nam và thảm họa môi trường bị hủy diệt. Trong quá trình thực thi công việc tôi đã được Chính phủ tặng Bằng khen, được Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

Năm 2005, chúng tôi cùng được nghỉ chế độ, trở về xây dựng quê hương Thanh Hoá. Tại vùng biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, Công ty đầu tư Du lịch Hải Tiến do anh Thảo làm Giám đốc đã được phê duyệt 27 ha đất mặt biển để thực hiện dự án du lịch.

Những tưởng mơ ước không có gì trở ngại, tuy nhiên cơn bão số 7 năm 2005 mạnh cấp 13 ập vào ven biển Thanh Hoá, khiến đất liền bị xâm thực, lúc ấy phần đất của công ty mất khoảng 3,6 ha và đường mới làm cùng hàng ngàn cây dừa bị bão cuốn trôi.

Quyết vượt qua giông bão làm lại từ đầu và phải biến ước mơ thành hiện thực. Từ năm 2012 – 2014 khách sạn Ánh Phương trên diện tích 20.000 m2 được khánh thành đưa vào sử dụng với hơn 500  phòng. Sự xuất hiện đầu tiên của khách sạn Ánh Phương đã kéo theo nhiều nhà đầu tư vào với khu du lịch biển Hải Tiến. Tính đến cuối 2021, trên 50 công ty du lịch đã cắm chân ở biển Hải Tiến với khoảng gần 7.000 phòng đón khách. Kéo theo nhiều lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Tính riêng thời điểm chưa bị ảnh hưởng dịch Covid-19, năm 2018 hơn 1,3 triệu lượt khách đến với khu dịch Hải Tiến, doanh thu ước là 1.200 tỷ đồng. Riêng khách sạn Ánh Phương của chúng tôi có hơn 300 nghìn lượt khách tới nghỉ.

tm-img-alt

TS Lê Xuân Thảo

PV: Với trọng trách là Phó Chủ tịch thường trực quỹ Vifotec hiện nay. Tiến sĩ Lê Xuân Thảo có thể cho biết đôi nét về quỹ Vifotec, và một số kết quả nổi bật trong hoạt động của các giải thưởng, cuộc thi?

Tiến sĩ Lê Xuân Thảo: Quỹ Vifotec Việt Nam thành lập ngày 17/11/1992, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự.Tôi đã cùng các đồng chí lãnh đạo Qũy Vifotec tham gia sáng lập, xây dựng và phát triển Qũy Vifotec cho tới ngày hôm nay.Trải qua 30 năm hoạt động, đếnnay Quỹ Vifotec đã tổ chức được 26 lần tổ chức Giải thưởng Vifotec, 16 lần tổ chức Hội thi sáng tạo toàn quốc và 16 lần tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố; rất nhiều đề tài đoạt giải thưởng về sáng tạo khoa học công nghệ trong nước và quốc tế đã được ứng dụng vào thực tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội nước nhà. Thành công chung của Qũy Vifotec đã được Đảng và Nhà nước đánh giá cao, Qũy Vifotec đã vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác…

PV: Với những cống hiến trên nhiều lĩnh vực, chắc hẳn anh chị đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận với nhiều phần thưởng cao quý?

Tiến sĩ Lê Xuân Thảo: Tôi đã vinh dự được Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều danh hiệu cao quýcác Bộ, Ngành Trung Ương và các tỉnh, thành phố trao tặng. Đặc biệt từ năm 2007 đến năm 2012, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang…

Tiến sĩ Lê Bích Thắng: Nhiều lần tôi được Đảng, Nhà nước, Ban, Bộ, Ngành Trung Ương và tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều Bằng Khen, Giấy khen. Đặc biệt Chính phủ đã tặng Bằng khen về thành tích cấm đốt pháo, Bộ Khoa học và công nghệ tặng danh hiệu Chiến sĩ  thi đua; Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tặng danh hiệu “Vì sự phát triển Thanh Hóa” nhân dịp 990 năm Danh xưng Thanh Hóa…

tm-img-alt

Tiến sỹ Lê Bích Thắng (thứ 2 từ trái qua) nhận Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Sáng tạo KHCN Việt Nam do Qũy Vifotec trao tặng năm 2021

Lời kết

Nói về Tiến sĩ  Lê XuânThảo và Tiến sĩ Lê Bích Thắng, một người bạn của anh chị đã từng nói, cả cuộc đời anh chị luôn bình dị một chữ Nhân. Trái tim được gọi thành tên ấy bằng cả tài năng và tâm đức đã sống và làm việc cống hiến cho quê hương, đất nước.

Ở tuổi“ Thất thập cổ lai hi” nhưng anh chị vẫn bình dị,thức khuya, dậy sớm với trái tim nồng ấm tình yêu quê hương, đất nước và vẫn khao khát nỗ lực từng ngày trên nhiều lĩnh vực, góp phần làm cho quê hương giàu đẹp. Bước sang năm mới Nhâm Dần 2022, chúc anh chị tiếp tục đầu tư vào những dự án du lịch tầm cỡ, làm động lực thúc đẩy cho ngành du lịch xứ Thanh vươn tầm khu vực và thế giới./.

Nguồn: https://vusta.vn/

Tin nổi bật