I. Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty 15
- Tên doanh nghiệp giao dịch với nước ngoài: General 15
- Tên viết tắt của Tổng công ty:
- Năm thành lập: 1985
- Địa chỉ: Tổ 12, phường Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
– Điện thoại: 059.386.5186/3825.166
– Fax: 059.3825.109 – 386.5186
– Website: http://www.tongcongty15.com.vn
– E-mail: tongcongty15@gmail.com
- Tổng Giám đốc: Nguyễn Xuân Sang
– Điện thoại: 059.3865.186/3861.166
– Fax: 059.3865.186
- Phụ trách công tác xúc tiến thương mại: Đỗ Xuân Minh
– Điện thoại: 097.9792.924
– Fax: 059.3865.186
– E-mail: tongcongty15@gmail.com
- Vốn pháp định(vốn điều lệ): 1.660 tỉ đồng
II.Quá trình hình thành và phát triển
- Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty 15 là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được thành lập ngày 20/02/1985 theo Quyết định số 68/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và được thành lập lại theo Quyết định số 401/QĐQP ngày 04/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tổng công ty hiện có 09 công ty, 01 xí nghiệp, 01 Nhà máy sản xuất phân bón vi sinh, 01 Nhà khách, 01 Trường trung cấp nghề, 01 Bệnh viện; 01 Trại sản xuất giống, 02 Văn phòng Đại diện tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, 01 Sư đoàn dự bị động viên, 02 Trung đoàn (Trung đoàn 710, Trung đoàn 79) .
Là một doanh nghiệp lớn trực thuộc Bộ Quốc phòng với nhiệm vụ chính trị được Bộ Quốc phòng giao cho là: “Phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, tập trung mũi nhọn là phát triển cây cao su, cà phê, từng bước tạo cho Tây Nguyên phát triển mạnh cả về kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh”. Ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, cán bộ, chiến sĩ còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý kinh tế, chất lượng người lao động chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong khi nhiệm vụ trên giao rất nặng nề và mới mẽ nhưng toàn Tổng công ty đã từng bước vượt qua, đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, một thời gian dài là Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 5, được sự đùm bọc giúp đở của cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn đứng chân, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức và người lao động luôn giữ vững và phát huy bản chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, sáng tạo, chủ động khắc phục mọi khó khăn, gian khổ thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh trên vành đai biên giới Tây Nguyên.
Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với QPAN trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, trong hơn 26 năm qua, Tổng công ty đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và các tổ chức có uy tín khác trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
– Về tập thể: 01 đơn vị được Tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Tổng công ty 15); 02 đơn vị được phong tặng Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới ( Công ty 732, Công ty 74) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
– Về cá nhân: Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang – Tổng Giám đốc được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 02 Huân chương Chiến công hạng Nhì, Nhà Quản lý Giỏi năm 2007, Lãnh đạo Doanh nghiệp Xuất sắc năm 2008 và nhiều phần thưởng cao quý khác.
- Năng lực về nhân sự và công nghệ, thiết bị:
Đến nay, Tổng công ty có gần 16.000 lao động, trong đó trên 500 có trình độ Đại học, 800 có trình độ Cao đẳng và Trung cấp, gần 14.700 lao động kỹ thuật có tay nghề cao (trong đó lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 6.000 người).
Diện tích hiện có: 35.500 ha cao su với năng suất bình quân gần 1,6 tấn mủ khô/ha/năm, 720 ha cà phê, 90 ha lúa nước và 05 nhà máy chế biến cao su công nghệ hiện đại với tổng công suất chế biến 50.000 tấn mủ cốm/năm, 01 nhà máy chế biến cà phê, 01 nhà máy thủy điện, 01 nhà máy sản xuất phân bón…
- Các dự định và chiến lược phát triển trong tương lai:
Để tiếp tục phát huy những thành tích đạt được trong những năm qua, khắc phục những khó khăn trong nền kinh tế thị trường và trong thời kỳ hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, định hướng phát triển Tổng công ty như sau:
– Giữ vững ổn định chính trị – xã hội, quốc phòng an ninh khu vực biên giới phía Tây của Tổ quốc
Để làm được điều nay cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt chủ trương “Tổng công ty gắn với Tỉnh, huyện; Công ty gắn với huyện, xã; Đội sản xuất gắn với bản, làng” thắt chặt, nâng cao mối quan hệ gắn bó giữa các hộ lao động người kinh với hộ lao động là người đồng bào, các bản, làng đặc biệt là những khu vực có những bất ổn tiềm ẩn;
Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước ở địa bàn mà Tổng công ty quản lý nhằm góp phần giữ vững nền quốc phòng toàn dân.
– Định hướng về phát triển Tổng công ty
Tiếp tục phát huy truyền thống của đơn vị anh hùng: năng động, sáng tạo, nhạy bén, nắm bắt nhanh và áp dụng kịp thời, có hiệu quả các tiến bộ khoa học – kỹ thuật – công nghệ vào trong quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế từ 09 – 10%/năm;
Mở rộng diện tích trồng cao su 50.000 ha đến 60.000 ha vào năm 2015.
– Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề
Trong thời gian tới tiếp tục liên doanh, liên kết trong hoạt động SXKD với các doanh nghiệp có uy tín và lợi thế cạnh tranh nhằm đa dạng hóa sản phẩm cũng như ngành nghề để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có… đưa thương hiệu Tổng công ty 15 trở thành một thương hiệu mạnh không chỉ ở khu vực Tây Nguyên mà còn trong và ngoài nước .
– Định hướng về đầu tư ra nước ngoài
Hiện nay Tổng công ty đã và đang đầu tư sang nước bạn Lào và tiến tới đầu tư trồng cao su tại Campuchia khoảng 30.000 ha khu vực giáp biên giới Việt Nam, nhằm nâng cao đời sống nhân dân nước bạn Lào, Cămpuchia, góp phần thắt chặt mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia, giữ vững ổn định chính trị tạo tiền đề phát triển kinh tế.
III. Sản phẩm và thị trường chủ yếu của doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép:
– Trồng, chăm sóc, khai thác cây công nghiệp, chế biến cao su, cà phê, gỗ lâm sản, cây nguyên liệu giấy, cây lương thực thực phẩm;
– Khai hoang, quy hoạch;
– Khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng;
– Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, đường lâm nghiệp, các công trình hạ tầng, điện nước, đê đập, cầu cống;
– Sản xuất các sản phẩm từ cao su, đồ nhựa hàng tiêu dùng, bao bì, đồ uống, nước giải khát;
– Sản xuất, kinh doanh đại lý phân vi sinh NPK và các loại phân bón khác;
– Vận tải và kinh doanh vật tư xây dựng, vật tư phục vụ nông lâm nghiệp;
– Dịch vụ nhà khách và bán hàng tại nhà khách;
– Sản xuất điện năng;
– Đại lý xăng dầu;
– Trồng khoanh nuôi bảo vệ rừng;
– Xuất nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất của Tổng công ty;
– Khảo sát, dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ;
- Ngành nghề kinh doanh thực tế hiện tại:
– Trồng, chăm sóc, khai thác cây công nghiệp, chế biến cao su, cà phê, cây lương thực thực phẩm;
– Khai hoang, quy hoạch;
– Khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng;
– Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, đường lâm nghiệp, các công trình hạ tầng, điện nước, đê đập, cầu cống;
– Sản xuất phân vi sinh;
– Dịch vụ nhà khách và bán hàng tại nhà khách;
– Sản xuất điện năng;
– Đại lý xăng dầu;
– Xuất nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất của Tổng công ty;
– Khảo sát, dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ;
- Công nghệ sản xuất chủ yếu đang thực hiện tại
Trồng, chăm sóc, khai thác cao su, thu hoạch cà phê, chế biến mủ cao su, cà phê nhân xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Sản phẩm và thị trường chủ yếu hiện tại
TT | Tên sản phẩm | Sản lượng năm (Tấn) | Thị trường chủ yếu hiện nay | Thị trường dự kiến phát triển | Ghi chú |
1 | Cao su SVR 3L | 34.000 | – Trung Quốc
– Nội địa |
Châu Âu, Châu Á | |
2 | Cao su SVR 10,20 | 4.000 | – Trung Quốc
– Nội địa |
Châu Âu, Châu Á | |
3 | Cà phê Robusta nhân xô | 2.200 | – Nội địa | ||
4 | Thóc | 900 | – Nội địa | ||
5 | Phân vi sinh | 15.000 | – Nội địa | ||
6 | Điện năng | 700.000 kw | – Nội địa |
IV. Một số hình ảnh giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ
Giai đoạn từ 1985 – 1990
Chỉ trong vòng 5 năm đầu từ lúc thành lập đã khai hoang trồng mới gần 5.000 ha cao su, 500 ha cà phê. Số hộ vào lao động lên đến 1.718 hộ với 5.000 nhân khẩu có nguồn thu nhập ổn định;
Hình thành 20 điểm dân cư và 03 khu dân cư tập trung…
Đi đôi với nhiệm vụ phát triển kinh tế Tổng công ty đã phối hợp với các lực lượng trên địa bàn bảo vệ sự bình yên của nhân dân ở khu vực biên giới của Tổ quốc.
Giai đoạn từ năm 1991 – đến nay
Tổng công ty đã đề ra nhiều chủ trương và các giải pháp đồng bộ như: từng bước sắp xếp lại tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối, thực hiện cơ chế quản lý 2 cấp theo hướng tin gọn và hiệu quả;
Mở rộng đầu tư trong và ngoài nước (Lào, Cămpuchia);
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và người lao động;
Thực hiện chế độ khoán sản phẩm, trả lương theo kết quả lao động; Đầu tư thâm canh chiều sâu, nâng cao chất lượng vườn cây cao su, cà phê… chính vì vậy trong giai đoạn nay có sự tăng trưởng mạnh mẽ về diện tích, sản lượng, các chỉ tiêu kinh tế (như doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách…), hàng loạt các công trình phục vụ sản xuất và phục vụ dân sinh được đầu tư đồng bộ, Số lao động tăng nhanh, hiện có hơn 15.200 lao động (trong đó 5.445 lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 35,89%)…
Đến nay, Tổng công ty hiện có 28.700 ha cao su, 1.200 ha cà phê, 90 ha lúa nước, 05 nhà máy chế biến cao su với công suất chế biến 50.000 tấn mủ cốm/năm, 01 nhà máy chế biến cà phê, 01 nhà máy sản xuất phân bón…
Nguồn: https://mod.gov.vn/